Thang máng cáp và các thông số kỹ thuật cơ bản
Máng cáp được sử dụng nhiều trong các công trình, góp phần không nhỏ vào quá trình hoàn thiện và nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình. Máng cáp sẽ có những thông số kỹ thuật tiêu chuẩn, có thể sử lý bề mặt bằng sơn tĩnh điện, mạ kẽm điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng.
>> Độ dài tiêu chuẩn của máng cáp là bao nhiêu?
1. Máng cáp là gì?
Máng cáp có tên tiếng anh là Cable Trunking, hay còn có nhiều tên gọi khác nhau như máng cáp điện, máng điện,… Sản phẩm được biết đến là hệ thống treo đỡ, dẫn hướng cho hệ thống dây điện trong các công trình công nghiệp, chung cư, nhà cao tầng, bệnh viện,…
Sở hữu nhiều điểm lợi trong thi công, lắp đặt, hệ thống thang máng cáp điện đã dần thay thế được ống thép luồn dây điện, mang lại sự an toàn cho con người cũng như toàn bộ hệ thống dây điện, dây dẫn điện tránh khỏi sự xâm hại của môi trường xung quanh và điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt.
Ngoài ra, sử dụng hệ thống máng cáp điện còn giúp tiết kiệm không gian lắp đặt, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cực kì hiệu quả và tối ưu cho các dự án, công trình.
2. Các thông số kỹ thuật cơ bản
– Tiêu chuẩn: TCVN 10688 – 2015/ IEC 62537 – 2006
– Vật liệu chế tạo: Tôn đen sơn tĩnh điện, tôn tráng kẽm tấm hoặc cuộn, thép tấm không gỉ
– Xử lý bề mặt:
Sơn tĩnh điện
Mạ kẽm điện phân
Mạ kẽm nhúng nóng
Chúng ta cần lựa chọn đúng phương pháp xử lí bề mặt để thang máng cáp sử dụng được lâu nhất, tránh gây hỏng hóc. Mời bạn đọc theo dõi video dưới đây của Thịnh Phát để tìm hiểu chi tiết về 3 phương pháp này:
– Màu sắc:
Ghi sáng (Sơn tĩnh điện)
Trắng xanh (Mạ kẽm điện phân/ Mạ kẽm nhúng nóng)
– Chiều cao phổ biến: 75 – 100mm
– Chiều rộng: 200 – 1200mm
– Chiều dài: 3000mm
– Độ dày: 1.2 – 2.0mm
– Khối lượng: 12.18 – 38.57kg
3. Độ dày lớp mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng của máng cáp
Độ dày lớp mạ kẽm điện phân của máng cáp
Mạ kẽm điện phân còn được gọi với tên khác là mạ lạnh, mạ điện phân. Theo đó, phương pháp này sẽ phun trực tiếp hóa chất xi mạ đó lên bề mặt của máng cáp bằng súng phun hoặc các thiết bị khác. Thông thường sản phẩm sẽ được treo lên hoặc xếp đặt cẩn thận để lớp phun này mang lại hiệu quả chất lượng tốt nhất.
Độ dày lớp mạ kẽm điện phân của thang máng cáp mạ kẽm điện phân thông thường sẽ dày khoảng 15 – 25 micromet, kém hơn phương pháp mạ kẽm nhúng nóng nhưng chúng vẫn đủ để máng cáp có một lớp bảo vệ bên ngoài chống lại các tác động của môi trường, giảm thiểu tối đa sự oxy hóa,…
Phương pháp mạ này không làm mất đi tính chất của vật liệu gốc. Đây là ưu điểm lớn nhất của loại mạ này vì sản phẩm không phải tiếp xúc với nền nhiệt quá cao nên không bị biến dạng, thay đổi tính chất gốc như độ bền, độ cứng,…
Độ dày lớp mạ kẽm nhúng nóng của máng cáp
Mạ kẽm nhúng nóng là phương pháp phủ mạ cả trong lẫn ngoài vật liệu.
Theo đó, máng cáp sẽ được tẩy rửa sạch sẽ, sau đó nhúng nguyên khối vào bồn đựng kẽm nóng chảy. Chờ đến khi máng cáp được phủ toàn bộ cả trong lẫn ngoài thì sẽ vớt ra ngoài.
Độ dày của thang máng cáp mạ kẽm nhúng nóng sẽ khoảng 50 micromet. Việc sử dụng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng sẽ mang lại độ bền vượt trội cho máng cáp, có thể chống lại các va chạm trong quá trình vận chuyển, sử dụng (Do có khả năng tự lành vết thương của kim loại kẽm).
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và cần tư vấn về báo giá thi công máng cáp hãy liên hệ Hotline: 09.111.444.26 để được hỗ trợ nhanh nhất.