Menu
0904.924.934 info@namthaigroup.com

Tìm hiểu về dây dẫn điện và dây cáp điện

Dây dẫn điện và dây cáp điện là hai khái niệm thường được sử dụng và rất hay bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau và được dùng với mục đích truyền tải hoàn toàn khác nhau. Để tìm hiểu về hai loại dây cáp này, bài viết dưới đây Nam Thái sẽ chỉ rõ khái niệm và phân loại dây dẫn điện và dây cáp điện cho bạn đọc tham khảo.

> Báo giá hệ thống điện nhẹ

Quy trình thi công hệ thống mạng lan cho doanh nghiệp

I. Dây dẫn điện

1. Dây dẫn điện là gì?

Dây dẫn điện là loại dây dẫn điện đặc biệt có cấu tạo bên trong là lõi kim loại, bên ngoài là lớp bọc bằng nhựa cách điện. Dây dẫn điện được coi là bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong các hệ thống truyền dẫn điện. Sản phẩm xuất hiện xung quanh cuộc sống chúng ta, từ thiết bị sạc điện, dây dẫn điện cho bóng đèn, máy lạnh, quạt điện, tivi, tủ lạnh,…

Đây là một vật liệu cho dòng điện di chuyển theo một hoặc nhiều hướng, có công dụng là truyền tải điện năng. Trong các kim loại như đồng hoặc nhôm, các hạt tích điện chuyển động là các điện tử. Đối với dây dẫn điện thì loại càng dài, điện năng hao hụt càng nhiều. Đây được gọi là hiện tượng sụt áp mà nhiều hệ thống hay mắc phải.

Tìm hiểu về dây dẫn điện và dây cáp điện

2. Các loại dây dẫn điện

Dây dẫn điện đơn: Đây là loại dây dẫn chỉ có một dây. Chúng được dùng phổ biến trong hệ thống điện gia đình (ví dụ: dây dẫn nguồn máy lạnh, dây nguồn máy bơm nước,…). Loại vật liệu phổ biến của lõi dây điện này thường là nhôm hoặc đồng và có tiết diện nhỏ hơn 10mm2.

Dây dẫn điện đôi: Đây là loại dây phổ biến nhất, chúng làm dây nguồn cho các thiết bị điện như dây đi bóng đèn trong dân dụng cũng như trong công nghiệp. Cấu tạo của loại dây này bao gồm nhiều lõi dây bằng đồng gộp lại với nhau, mỗi lõi có đường kính không quá 0.2mm. Dây điện đôi thường có lõi mềm nên việc thi công dễ hơn so với loại lõi cứng.

Dây dẫn điện xoắn: Là loại có cấu tạo gồm hai hay nhiều lớp dây cách điện xoắn lại với nhau. Theo đó, chúng có bốn lớp: lớp ruột, lớp bọc ruột, lớp bện cotton và cuối cùng là lớp vải bọc cotton. Vì có tính an toàn cao nên chúng được sử dụng làm dây nguồn cho nhiều thiết bị phải chịu nhiệt cao như nồi cơm, bàn ủi điện, máy cắt sắt, máy khoan điện,…

Theo đó, các loại dây dẫn điện này sẽ được lắp đặt bên trong của thang máng cáp, loại máng cáp hay được sử dụng là máng cáp mạ kẽm nhúng nóng. Loại máng cáp này có độ bền cao, khả năng chống chịu tốt trước các tác động của môi trường bên ngoài.

II. Dây cáp điện

1. Dây cáp điện là gì?

Dây cáp điện là thiết bị bao gồm dây dẫn và cáp. Dây dẫn điện bao gồm nhiều lõi dẫn điện, có hoặc không có lớp vỏ cách điện.

Không giống với dây dẫn điện, dây cáp điện có nhiều lõi dẫn điện hoẵ chỉ có 1 lõi (cáp đơn). Loại dây này có cấu tạo khá đặc biệt: gồm lớp vỏ cách điện bao bọc xung quanh và thêm một lớp vỏ bảo vệ. Nhiệm vụ của lớp vỏ này là tăng khả năng chịu tác động từ bên ngoài như va đập, nước, tia tử ngoại, cháy nổ,…

Tìm hiểu về dây dẫn điện và dây cáp điện

2. Các loại dây cáp điện

Dây cáp điện không có giáp bảo vệ: Đây là các loại dây dẫn đơn cứng hoặc dây cáp có bọc cách điện được cấu tạo từ hai dây trở lên trong cùng một vỏ bọc chung là cao su, nhựa PVC, PP, XLPE. Thông thường, loại dây này sẽ được sử dụng để cố định hoặc những khu vực có độ rung chuyển nhiều như đường dây điện ở các máy tiện công nghiệp,…

Dây cáp có giáp bảo vệ: Là dây cáp được sử dụng để truyền tải dòng điện 3 pha phải đi ngầm dưới lòng đất. Dây có thiết kế nhiều lớp cách điện giữa các dây dẫn điện với nhau và với các dây bên ngoài nhằm ngăn chặn sự ẩm ướt, tác động cơ học từ môi trường bên ngoài. Dây cáp này được đi ngầm trong các đường hầm bê tông chứa đường dây tải điện và có hầm nối cáp.

Về cơ bản cả 2 loại dây đều có điểm giống nhau là có cấu tạo lõi dẫn điện bằng kim loại và lớp vỏ cách điện. Dùng để truyền tải tín hiệu , đấu nối các thiết bị điện trong công nghiệp, hệ thống điện dân dụng. Được sử dụng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt và kinh doanh công nghiệp.

Nếu quý khách muốn tìm hiểu thông tin thêm hãy liên hệ Hotline: 09.111.444.26 để được hỗ trợ miễn phí.