Menu
0904.924.934 info@namthaigroup.com

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của hệ thống mạng lan

Mạng lan không còn xa lạ gì trong cuộc sống hiện tại, nó là công cụ giúp kết nối và chia sẻ dữ liệu tin cậy. Bằng kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thi công mạng lan, lắp đặt mạng wifi, Nam Thái xin được chia sẻ về cơ chế hoạt động của mạng lan. Cùng với đó là các thiết bị có trong hệ thống mạng lan gồm những gì? Hãy theo dõi trong bài viết này nhé!

  1. Hệ thống mạng LAN là gì?

LAN là một từ viết tắt của Local Area Network hay còn gọi là mạng máy tính nội bộ. Vậy hệ thống mạng LAN ở đây ta có thể hiểu nôm na là một hệ thống mạng máy tính nội bộ.

Mạng LAN cho phép các máy tính kết nối để làm việc và chia sẻ các dữ liệu với nhau thông qua dây cáp hoặc wifi trong một không gian nhất định. Chính vì đặc điểm như thế nên hệ thống mạng này thường được sử dụng trong các trường học, nhà ở, văn phòng làm việc,…

  1. Hệ thống mạng LAN gồm những thành phần gì?

Hệ thống mạng lan cũng khá phức tạp, được cấu thành từ nhiều thiết bị khác nhau, đòi hỏi cần có kỹ thuật mới thi công đảm bảo chất lượng. Các thiết bị có trong hệ thống mạng lan:

Máy chủ: Đây là thiết bị chính có công dụng trong việc kết nối và chia sẻ thông tin giữa các thiết bị trong hệ thống. Tuy nhiên trong một số trường hợp các thiết bị đều có quyền như nhau và lúc này sẽ không có máy chủ.

Máy trạm: Là các thiết bị kết nối với nhau dưới sự quản lý của máy chủ.

Card mạng NIC: đây là thành phần giúp thu phát tín hiệu mạng cho các thiết bị trong hệ thống.

Cáp mạng: gồm 2 loại là cáp đồng trục và cáp xoắn đôi. Đây là phương tiện để truyền dẫn tín hiệu đến các thiết bị trong hệ thống.

Repeater: Đây là thiết bị giúp khuếch đại tín hiệu hỗ trợ tín hiệu được truyền xa hơn.

Hub: Có cùng công dụng như repeater nhưng thiết bị này có nhiều cổng hơn.

Cầu nối: Đây là thiết bị giúp ghép nối 2 mạng khác nhau thành một mạng.

Bộ chuyển mạng: có cùng công dụng với cầu nối nhưng thiết bị này có nhiều cổng hơn.

Bộ định tuyến: có thể hiểu rằng đây là thiết bị giúp kết nối các hệ thống mạng LAN lại với nhau dù ở khoảng cách xa bằng cách thông qua một tiến trình định tuyến.

Cổng giao tiếp: Đây là thiết bị có công dụng kết nối các thiết bị mạng có giao thức khác nhau.

Kỹ thuật Nam Thái thi công mạng lan cho văn phòng

  1. Lợi ích khi sử dụng hệ thống mạng LAN

Vì là hệ thống mạng mang tính nội bộ vì thế hệ thống mạng LAN giúp lưu trữ dữ liệu một cách tập trung, giúp việc kết nối và chia sẻ thông tin giữa các thiết bị với nhau dễ dàng hơn.

Tăng năng suất hoạt động cho các doanh nghiệp. Các máy trạm trong hệ thống mạng có thể kết nối và dùng chung các thiết bị ngoại vi như máy in, ổ đĩa,… việc này giúp tiết kiệm được thời gian cũng như từ đó mà năng suất làm việc tăng lên.

Giúp quản lý dữ liệu và sao lưu một cách an toàn. Dễ dàng trong việc bảo trì và bố trí một cách linh hoạt. Có thể sử dụng chung các ứng dụng của hệ thống.

>> Toàn bộ việc thiết lập mạng nội bộ qua thiết bị wifi

  1. Một số kiểu bố trí của hệ thống mạng LAN

Hệ thống mạng LAN có tính bố trí linh hoạt vì thế có rất nhiều cách sắp xếp cho hệ thống này, dưới đây là 3 cách phổ biến thường được sử dụng để bố trí hệ thống mạng:

Mạng hình sao: Cách bố trí này đặt máy chủ làm trung tâm và các máy trạm sẽ ở bên ngoài xung quanh máy chủ. Với cách bố trí này máy chủ sẽ là thiết bị đóng vai trò chính trong việc điều khiển toàn bộ hệ thống, khi một máy trạm bị trục trặc sẽ không gây ảnh hưởng đến hệ thống, nhưng nếu máy chủ bị hư thì toàn bộ hệ thống sẽ bị đình trệ.

Mạng định tuyến: Đây là cách bố trí các thiết bị trên một dây cáp chính, đây là cách bố trí dễ dàng và tiết kiệm nhưng nó sẽ dễ bị nghẽn nếu dung lượng dữ liệu quá lớn.

Mạng dạng vòng: Các thiết bị sẽ được sắp xếp theo hình vòng tròn và dữ liệu được truyền theo một hướng nhất định. Vì thế nếu một 1 thiết bị trục trặc thì toàn bộ hệ thống sẽ bị đình trệ.

Hy vọng rằng với những thông tin ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ thống mạng lan. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết.